Bạn đang muốn kiểm tra toàn bộ thông tin cấu hình máy tính và hệ thống Windows, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều ấy.
1. Kiểm tra bằng hệ thống Windows
Đầu tiên, bạn có thể kiểm tra cấu hình máy bằng tiện ích System Properties ngay trên Windows.
Để thực hiện, bạn chỉ việc nhấp chuột vào biểu tượng My Computer trên màn hình, chọn Properties. Muốn kích hoạt nhanh chóng hơn, bạn nhấn tổ hợp phím tắt Windows + Pause/Break.
Hướng dẫn cách xem thông tin phần cứng máy tính Windows |
Chúng bao gồm xung nhịp của chíp xử lý, dung lượng bộ nhớ RAM, hệ thống 32-bit hay 64-bit và một số thông tin cơ bản khác.
Nhìn chung, bạn thoải mái xem nhanh cấu hình máy tính và thông tin hệ điều hành thông qua System Properties. Nếu muốn tham khảo những thành phần chi tiết hơn, bạn hãy tìm đến DirectX Diagnostic. Cách thực hiện như sau:
Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R nhằm kích hoạt hộp thoại Run. Tại hộp thoại này, bạn điền từ khóa "dxdiag" và nhấn Enter.
Kiểm tra cấu hình máy tính Win 7 |
Trên thực tế, Diagnostic Tool tập hợp những thông tin hệ thống và thành phần DirectX được cài đặt trên đó, cũng như cung cấp nhiều tác vụ test nhằm bảo đảm rằng các thành phần của DirectX đang hoạt động chính xác.
Những thông tin mà DirectX Diagnostic cung cấp luôn rất chi tiết.
Với thẻ System, bạn nhìn thấy đầy đủ thông tin cấu hình của hệ thống máy tính. Bên cạnh đó, thẻ Display thể hiện cấu hình card đồ họa và driver kèm theo.
Thẻ Sound mang đến thông tin về card âm thanh. Thông tin về thiết bị kết nối như chuột hay bàn phím nằm tại thẻ Input.
Cuối cùng, nếu muốn lưu lại thông tin cho việc sử dụng về sau, bạn hãy nhấp chọn Save All Information nhằm lưu toàn bộ cấu hình thành một tập tin văn bản.
2. Kiểm tra bằng phần mềm
Nếu cảm thấy tiện ích trên Windows không đủ đáp ứng nhu cầu của mình, bạn nên sử dụng một số phần mềm chuyên nghiệp trong việc quản lý thông tin cấu hình máy tính.
Ứng dụng miễn phí CPU-Z của nhà phát triển CPUID thừa sức đáp ứng yêu cầu trên.
Để tải về ứng dụng này, bạn truy cập liên kết:
http://www.fshare.vn/file/DP8NDLKRWZYK
Những nội dung mà CPU-Z thể hiện được chia theo từng nhóm.
Đầu tiên, thẻ CPU cho phép bạn nắm bắt mọi thông tin từ chíp xử lý, số luồng xử lý cho đến mức điện thế hoạt động...
Thẻ Caches cung cấp thông tin về bộ nhớ đệm của chíp xử lý. Thẻ Mainboard cho biết các thông tin về bo mạch chủ, chipset.
Cuối cùng, hai thẻ Memory/SPD cho biết đầy đủ thông tin về bộ nhớ và thẻ Graphics giúp bạn kiểm soát card đồ họa của mình.
GPU-Z
Ngoài ra, nếu bạn muốn kiểm tra cấu hình của mỗi phần card màn hình, bạn có thể nhờ đến ứng dụng GPU-Z.
Để tải về ứng dụng này, bạn truy cập liên kếthttp://www.fshare.vn/file/DP6FDA39RSHN
Về mặt giao diện, GPU-Z không khác đồng nghiệp CPU-Z là mấy.
Chỉ cần khởi động phần mềm là bạn sẽ tìm được thông tin chi tiết về chiếc card đồ họa của mình.
Trong thẻ Graphics Card, bạn nắm bắt đầy đủ thông tin xung quanh card màn hình, bao gồm: tên nhà sản xuất, xung nhịp, băng thông, dung lượng, kiểu bộ nhớ... Đặc biệt, bạn còn biết được những công nghệ được tích hợp vào card như PhysX, CUDA hay OpenGL.
Rõ ràng, GPU-Z sẽ giúp người dùng làm chủ chiếc card màn hình thật dễ dàng.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét